Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2008

Những lối đi dưới hàng cây tăm tối

Hình ảnh
Truyện ngắn của Ivan Bunin (nguyên bản tiếng Nga ở đây)   Một ngày thu xấu trời lạnh lẽo, trên một con đường cái xứ Tula ngập đầy nước mưa và nhằng nhịt những vết xe đen đúa, cạnh ngôi nhà gỗ dài, với một bên là trạm thư, một bên là phòng trọ, nơi ta có thể dừng lại nghỉ ngơi, ngủ qua đêm, ăn một bữa hay gọi một ấm samovar, người ta thấy tiến lại một chiếc xe ngựa vấy bùn, mui dương nửa chừng, ba con ngựa kéo gồm toàn những con ngựa rất bình thường, đuôi bị buộc lại tránh văng bùn. Trên ghế xà ích là một người nông dân vạm vỡ mặc chiếc áo dạ dày thắt chẽn lưng, khuôn mặt rám đen, nghiêm nghị với bộ râu thưa đen nhánh trông giống như tướng cướp ngày xưa, bên trong xe là một lão quân nhân đội chiếc mũ lưỡi trai to, mặc áo choàng sĩ quan thời hoàng đế Nikolai có cổ đứng bằng lông hải ly, cặp lông mày ông hãy còn đen, nhưng hàng ria mép đã bạc nối với chòm râu má cùng mầu; cằm cạo nhẵn và toàn bộ vẻ ngoài của ông hao hao giống hoàng đế Aleksander II, một kiểu bắt trước phổ biến trong g

Entry for January 13, 2008

Hình ảnh
Bằng một giọng chậm buồn đến đơn điệu “Đàn chim” đưa ta vào những suy tư rất Á đông với những lo toan vụn vặt, những thất vọng, đổ vỡ thường ngày. Tiếng thở dài kìm nén lúc mở đầu biến thành tiếng rên não nùng nơi những dòng cuối cùng…Buồn. Một nỗi buồn người già…

Đàn chim (1)

Hình ảnh
Đã khuya. Quanh đâu đây bầy ve vẫn ra rả kêu. Bên hàng rào có tiếng con Trenus sủa: chắc nó lại thấy con bò nhà ai lạc qua. Lũ rơi bu đen trên ngọn cây ô liu, chốc chốc lại đập cánh, lượn lờ bay. Sáng mai khắp sân lại rụng đầy những trái cây bị gặm nham nhở. Căn buồng bên hiên vẫn sáng đèn - Sarat, cậu con trai cả của tôi đang ngồi học. Nó thường học tới nửa đêm. Dạo này, những đêm mất ngủ tôi nghe tiếng nó học bài trong phòng, những lúc ấy với sự nhạy cảm đặc biệt tôi cảm nhận được con cái quý giá nhường nào, và hạnh phúc biết bao khi được làm cha. Giọng Sarat cao và vang khiến tôi nhớ đến giọng sư ông ở chùa làng. Tôi biết, năm năm nữa thôi Sarat sẽ trở thành kĩ sư. Điều đó chắc chắn như sáng mai mặt trời sẽ mọc. Và lần nào cũng vậy, mỗi khi nghĩ tới tương lai của con lòng tôi tràn ngập niềm tự hào. Tôi mường tượng lúc mình đi trên đường, ở đâu cũng nghe thấy: “Ông Nandasena đấy! Có cậu con là kĩ sư. Ông ấy chăm lo cho con cái nên người. Cả đời chỉ mặc quần áo vá, chẳng bao

Đàn chim (2)

Hình ảnh
Khitri rất thích làm đồ chơi. Nó là đứa bé khéo tay. Nó đem những bao thuốc lá cắt thành những bông hoa sen, gấp những chiếc ví nho nhỏ. Mỗi khi đi làm về, tôi thường ghé vào chỗ mấy người bán hàng quen xin các bao thuốc thuốc đã hết mang về cho nó. Từ mấy cái lõi chỉ, đoạn nến cháy dở, vài đoạn dây cao su thằng bé mầy mò chế tạo ra những chiếc máy kéo. Cái lon đựng sữa bột rơi vào tay nó chỉ nửa tiếng sau đã biến thành cây đèn ngộ nghĩnh. Có cả một hòm đựng đầy những thứ Khitri làm. Nào chó, mèo, thỏ, bộ bàn ghế xinh xinh, máy kéo… Hiên nhà tôi chăng đầy những dây hoa do nó cắt. Dịp tết Đoan ngọ nó tết cho bọn trẻ con hàng xóm những chiếc giỏ hoa rất xinh. Nhìn những ngón tay con chuyển động khéo léo, tôi luôn nghĩ tới câu tục ngữ: “Anh điếc thì nhìn tinh nhất”. Có lẽ Khitri khéo tay đến thế chỉ vì nó không đi được. - Này con, để ba mang mấy thứ này ra cửa hàng nhờ bán nhé - có lần tôi đùa. - Đừng, ba ạ - nó phản đối. - Ba con mình sẽ bán chúng đi, được tiền đấy.

Đàn chim (3)

Hình ảnh
3 Dạo này buổi chiều Nimal đi học về rất muộn. Nó bảo với mẹ là phải tập luyện để tham gia đội bóng. Đeo đôi giầy trên cổ nó phóng xe tới sát cổng, đèo một thằng bạn ngồi sau. Lát sau thằng bạn về, Nimal rắt xe vào trong sân, áo nó ướt đẫm mồ hôi, bê bết bùn đất, chân tay đầy vết xây xước. Nó ngày càng chững trạc. Năm nay nó chưa đầy mười lăm, vậy mà trông như chàng trai mười tám. Lúc bằng tuổi nó Sarat thấp hơn nhiều.

Đàn chim (4)

Hình ảnh
Ở sở có tin đồn Ratnapala, trưởng phòng của chúng tôi sắp bị chuyển đi nơi khác. Tin đó làm tôi buồn. Thủ trưởng như ông cả nghìn người mới có một. Ai có khó khăn gì, ông ấy luôn sẵn sàng giúp đỡ. Ông chưa bao giờ từ chối nghe người khác góp ý. Ông chưa kỉ luật ai vì đi làm muộn, mà chỉ gặp người đó nhắc nhở, thế là sự việc ổn thoả. Không có trường hợp nào bị ông cúp lương hay phạt tiền. Sở tôi cũng giống như một gia đình cũng có những kẻ độc địa. Các sếp tốt bụng thường không ở chỗ chúng tôi được lâu. Có ông chỉ một tháng, tháng rưỡi là đã phải chuyển. Người trụ được nửa năm. Riêng ông Balashinkham - người Tamin từ Jafola tới - lãnh đạo phòng tôi được một năm. Khi nói chuyện không bao giờ ông sử dụng tiếng Anh, dù rất khó khăn nếu chỉ nói bằng tiếng Singan. Ông ấy muốn khuyến khích mọi người dung tiếng Singan. Những kẻ không ưa ông Balashinkham liền gửi thư, đơn kiện tới các cấp khác nhau, kể cả lên bộ. Nhiều người phản đối chỉ với lí do ông là người Tamin. Điều gì chứ âm m

Đàn chim (5)

Hình ảnh
  Đã mấy hôm nay bà Sumanavati phàn nàn thấy người gai gai lạnh, hôm qua bỗng sốt cao. Buối sáng tôi vào bếp thấy bà ấy đang nhào bột, mặt đỏ phừng phừng. Tôi sờ trán, biết ngay bà ấy sốt. Tôi liền bắt vào guờng nằm nghỉ, nhưng bà ấy cứ khăng khăng: “ Tôi còn phải nấu nướng cho ông và chúng nó chứ. Nằm nghỉ làm sao được?”. Lần nào cũng vậy, dù có mệt đến mấy, chẳng bao giờ bà ấy chịu nghỉ ngơi. Tôi giằng cái khay bột khỏi tay, rồi chạy đi mua bánh mì và chuối. Ngày hôm nay tôi xin nghỉ làm, đi mua thuốc cho vợ rồi vào nấu bếp. Ngày bé, mỗi khi đi học về tôi không chơi đùa với các bạn mà chạy vào nhà bếp. Mẹ cho tôi nếm thử các món vừa nấu, hỏi xem có vừa muối không. Thỉnh thoảng lúc bận việc khác, mẹ cho tôi trông nồi cơm. Tôi hay lẽo đẽo theo mẹ đi gom lá dừa khô hoặc bẻ củi. “Đáng lẽ mày là con gái mới phải” - mẹ thường nói đùa như vậy. Bây giờ mỗi khi bà Sumanavati ốm, tôi lại thay vợ việc bếp núc. Lần này nửa tháng bà ấy mới khỏi. Khi bà ấy bình phục cũng đến ngày dự đị

Đàn chim (6)

Hình ảnh
6. Trong đời tôi bắt đầu một thời kì ảm đạm. Liên tiếp xảy đến những chuyện buồn khổ. Tôi tự an ủi mình trên đời này đâu chỉ mình tôi đau khổ. Nhưng ý nghĩ ấy không giúp được bao nhiêu. Không thể đánh lừa bản thân được. Suốt mấy hôm tôi và bà Sumanavati cố gắng thuyết phục Sarat thi lại một lần nữa. Thất bại của Sarat chưa kịp nguôi ngoai đã có chuyện khác làm vợ chồng tôi lo lắng - thằng Nimal. Dạo này nó chỉ về nhà ăn cơm tối. Chúng tôi khuyên bảo hay quát mắng, nó cũng chẳng thèm nghe. Không còn coi cha mẹ ra gì. Nhắc nó lông bông thế đủ rồi, phải chú tâm vào học tập - cũng chỉ nước đỏ đầu vịt, mà đánh nó thì không được - nó lớn rồi. “Con voi điếc không biết nghe nhạc” - bà Sumanavati đành tự nhủ. Có lần khi giặt quần áo, bà ấy thấy trong túi nó có mấy điếu thuốc lá. Một lần khác, khi rẽ vào quán ăn Purasini mua bánh mì, tôi bắt gặp Nimal đang cầm điếu thuốc trên tay. Thấy tôi nó giật mình, vội vàng lẻn qua cửa sau ra phố. Tôi vờ như không thấy. Nhưng một khách hàng lắc